CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI WEBSITE  KHOA LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC - TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO, DU LỊCH THANH HÓA

GIỚI THIỆU NGÀNH LUẬT TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

Đăng lúc: 22/02/2023 (GMT+7)
100%

       I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

       Đào tạo cử nhân ngành Luật có kiến thức và chuyên môn về nhà nước và pháp luật, thực tiễn pháp lý và những kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành nghề, của xã hội và hội nhập quốc tế, có khả năng tư duy độc lập, thích nghi với nhu cầu phát triển cá nhân trong tương lai; có sức khỏe tốt, phẩm chất đạo đức và  nhận thức chính trị vững vàng.

         II. VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP

       - Làm việc trong các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh.

        - Làm cán bộ tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng tại các công ty luật, văn phòng luật sư, văn phòng công chứng, trung tâm trọng tài thương mại; cố vấn pháp lý, chuyên viên pháp lý tại các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội; tổ chức xã hội, xã hội – nghề nghiệp;

         - Làm việc trong các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về pháp luật, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ có hoạt động về ngành pháp lý.

         III. CHUẨN ĐẦU RA

         1. Kiến thức

        - PLO1.1. Hiểu được kiến thức về chính trị, khoa học xã hội và nhân văn, công nghệ thông tin, ngoại ngữ làm nền tảng cho việc tiếp nhận, nghiên cứu và phát triển tri thức của ngành luật.

        - PLO1.2. Vận dụng được kiến thức cơ sở ngành về pháp luật và thực tiễn pháp lý Việt Nam để giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong đời sống xã hội.

        - PLO1.3. Áp dụng được kiến thức chuyên sâu thuộc các lĩnh vực pháp luật về hành chính, hình sự, dân sự, kinh tế, quốc tế... trong hoạt động nghề nghiệp.

         2. Kỹ năng

       - PLO2.1. Hình thành kỹ năng phát hiện, phân tích, đánh giá, lập luận, phản biện, tư vấn, giải quyết các vấn đề pháp lý dựa trên những luận cứ khoa học.

        - PLO2.2. Kỹ năng cập nhật kiến thức pháp luật mới, thực tiễn; tra cứu các văn bản pháp luật; lựa chọn và áp dụng đúng các quy định của pháp luật để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn; tư vấn, soạn thảo các văn bản pháp lý trong công việc của mình; phân tích, bình luận bản án, quyết định của cơ quan tài phán; nghiên cứu, giải quyết vấn đề pháp lý.

        - PLO2.3. Vận dụng tốt các kỹ thuật công nghệ, truyền thông và ngoại ngữ nhằm phục vụ cho công việc chuyên môn và công việc hành chính khác có liên quan.

         3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm của người học

         - PLO3.1. Khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm theo từng yêu cầu công việc và nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm với công việc được giao và có tinh thần cầu tiến, hợp tác, thân thiện với các đồng nghiệp và cá nhân, tổ chức khác trong công việc.

         - PLO3.2. Khả năng tổ chức, hướng dẫn, giám sát và tương tác chuyên nghiệp, chủ động, tự tin, mạnh dạn, dám chịu trách nhiệm trong giải quyết công việc, biết bày tỏ quan điểm và biết lắng nghe và thực hiện. Có tinh thần làm việc nghiêm túc, khoa học; kết hợp giữa thực tiễn và lý thuyết, đúc kết kinh nghiệm để giải quyết vấn đề ngày một hiệu quả cao.

         - PLO3.3. Khả năng lập kế hoạch, điều phối, quản lý, thích nghi với các nguồn lực về cơ sở vật chất, con người; khả năng đánh giá, cải thiện hiệu quả công việc và chịu trách nhiệm trong lĩnh vực pháp luật được giao.

           4. Năng lực

         - PLO4.1. Năng lực phản biện về các vấn đề pháp lý, nhằm hình thành sự chủ động, tự tin khi đưa ra quan điểm và bảo vệ quan điểm cá nhân, đưa ra hướng giải quyết vấn đề khoa học và đúng pháp luật.

         - PLO4.2. Năng lực tư duy pháp lý về các vấn đề liên quan đến pháp luật, vận dụng kiến thức ngành để giải quyết vấn đề pháp lý phát sinh trong thực tiễn đời sống xã hội.

        - PLO4.3. Năng lực nghiên cứu, quan sát sự việc pháp lý để tìm hiểu, thu thập, sắp xếp, lựa chọn và xử lý thông tin đối với các vấn đề pháp lý cụ thể.

        - PLO4.4. Năng lực đánh giá hiệu quả công việc của bản thân, đồng nghiệp và điều chỉnh kế hoạch làm việc phù hợp với đặc điểm lĩnh vực pháp luật.